“ST” Nghĩa Là Sự Thánh Thiện
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Người
ta kể rằng: tại một vùng miền quê nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá
đói khổ, nghèo nàn đã trở thành kẻ “bần cùng sinh đạo tặc”. Họ rủ nhau
đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân
trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự
“ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống để mong chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng, anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi cần phải lấy lại lòng tin của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Anh lao động bằng đôi tay của mình. Anh dành một phần hoa lợi để giúp đỡ người nghèo. Anh sống chan hoà tình yêu thương với mọi cư dân trong vùng. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh. Nhưng chẳng mấy ai để ý đến ý nghĩa hai chữ ST trên vầng trán của anh.
Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (saint)”.
Hôm nay lễ kính thánh Phêrô và Phaolô, các ngài trở thành thánh nhân cao cả là nhờ biết khép lại quá khứ để chỉ lo tìm kiếm ý Chúa và thực thi trong hiện tại và suốt cuộc đời. Các ngài cũng có một quá khứ lầm lỗi, một quá khứ tưởng chừng như đã làm cho hai ngài suốt đời sống trong ân hận và tủi nhục. Phêrô đã có lần bị Chúa quở là satan. Lầm lỗi lớn nhất trong cuộc đời ông là ba lần chối mình không phải là môn đệ của Thầy Giêsu. Phaolô đã năm lần bảy lượt đi lùng bắt và giết chết những ai mang danh kytô hữu. Chính Phaolô đã can dự vào việc ném đá Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội. Nhưng mẫu số chung của hai ông chính là biết đứng lên sau những lần vấp ngã và chuộc lại lỗi lầm bằng cuộc sống đổi mới con người theo như lòng Chúa mong ước.
Thực vậy, sau khi chối Thầy lần thứ ba, từ trên pháp đình Chúa nhìn xuống Phêrô. Ánh mắt Thầy vẫn trìu mến thân thương như gởi đến ông sứ điệp: “Phêrô, sao con lại chối Ta. Ơn nghĩa Thầy trò ba năm gắn bó chẳng lẽ không còn một chút vương vẫn hay sao?”. Lại thêm tiếng gà gáy đêm khuya đã giúp lương tâm ông tỉnh ngộ và nhớ lại lời Thầy đã tiên báo: “trước khi gà gáy con đã chối Ta ba lần”. Phêrô lầm lũi ra khỏi pháp đình, nước mắt tuôn trào, tâm hồn trĩu nặng, một cái gì đó đã chết trong ông. Vâng, đã chết rồi, niềm tự hào, tự tin quá mức. Ông chỉ là cát bụi, ông biết mình chỉ là cát bụi, yếu hèn và rất dễ sa ngã. Mới hôm qua ông còn tuyên bố rằng: “dù mọi người bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ”. Thế mà, miệng gan hùm đã không còn khi đối diện trước nguy nan. Ông đã hèn nhát chối Thầy đến ba lần. Nhưng đêm hôm đó, một biến cố trọng đại đã "đổi mới" tâm hồn Phêrô. Lòng ăn năn bộc phát và lòng khiêm nhường chân thành đã biến Phêrô thành người thuyền trưởng trên con tàu Giáo hội.
Phaolô, sau lần ngã ngựa đớn đau bởi một luồng sáng chói loà hôm ấy. Mắt ông không còn thấy gì nữa, ông như kẻ bị mù trong ba ngày. Con mắt thể xác ông bị đóng lại, nhưng con mắt tâm hồn ông lại được sáng tỏ. Ông đã thấy Giêsu, người mà ông tưởng đã chết, thế mà, Người đã Sống lại thật, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Người đang nói với ông: “Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm giết”. Bao lâu nay ông không tin có sự sống lại. Ông đang hăm hở tiêu diệt những ai loan báo về sự sống lại của một tử tội Giêsu. Giờ đây, ông đã tin. Sự sống của Chúa Phục sinh đã làm thay đổi cuộc đời của ông. Và kể từ nay, ông đã trở thành một tông đồ ra đi đổi mới cả thế giới.
Cuộc đời của mỗi người chúng ta đôi khi cũng có những yếu đuối, có những bước đi bị vấp té bởi cạm bẫy của tham sân si. Vì thế, có ai đó đã từng nói rằng: “lầm lỗi là của con người”, nhưng đứng lên làm lại cuộc đời đó là của “thánh nhân”. Thánh Phêrô và thánh Phaolô đã nhìn quá khứ như một hồng ân của Thiên Chúa dành cho các ngài. Chúa không trách phạt các ngài mà còn tin tưởng trao phó sứ mạng mở mang nước Chúa đến tận cùng trái đất. Với ơn trời cao cả đó, thánh Phaolô đã từng thốt lên: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng tin mừng”. Còn thánh Phêrô thì không còn sợ cường quyền ức hiệp, ngài đã mạnh dạn nói rằng: “phải nghe lời Thiên Chúa hơn là lời của con người”. Và hôm nay, Chúa vẫn không trách phạt chúng ta theo như chúng ta đáng tội, Ngài vẫn khoan dung tha thứ và hằng mời gọi chúng ta hãy làm lại cuộc đời, hãy dùng ơn Chúa để hoàn thiện mình và nhất là hãy nói về tình yêu Chúa cho anh em, cho bạn bè, cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ thân quen.
Ước gì cuộc đời các ngài soi sáng cho cuộc đời chúng ta để chúng ta không bao giờ thất vọng về lỗi lầm của mình, nhưng qua những yếu đuối bản thân, chúng ta càng nhận ra tình thương bao la của Chúa và cũng biết noi gương các ngài trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa giữa thế gian. Amen
YẾU ĐUỐI VÀ TỘI LỖI Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống để mong chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng, anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi cần phải lấy lại lòng tin của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Anh lao động bằng đôi tay của mình. Anh dành một phần hoa lợi để giúp đỡ người nghèo. Anh sống chan hoà tình yêu thương với mọi cư dân trong vùng. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh. Nhưng chẳng mấy ai để ý đến ý nghĩa hai chữ ST trên vầng trán của anh.
Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (saint)”.
Hôm nay lễ kính thánh Phêrô và Phaolô, các ngài trở thành thánh nhân cao cả là nhờ biết khép lại quá khứ để chỉ lo tìm kiếm ý Chúa và thực thi trong hiện tại và suốt cuộc đời. Các ngài cũng có một quá khứ lầm lỗi, một quá khứ tưởng chừng như đã làm cho hai ngài suốt đời sống trong ân hận và tủi nhục. Phêrô đã có lần bị Chúa quở là satan. Lầm lỗi lớn nhất trong cuộc đời ông là ba lần chối mình không phải là môn đệ của Thầy Giêsu. Phaolô đã năm lần bảy lượt đi lùng bắt và giết chết những ai mang danh kytô hữu. Chính Phaolô đã can dự vào việc ném đá Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội. Nhưng mẫu số chung của hai ông chính là biết đứng lên sau những lần vấp ngã và chuộc lại lỗi lầm bằng cuộc sống đổi mới con người theo như lòng Chúa mong ước.
Thực vậy, sau khi chối Thầy lần thứ ba, từ trên pháp đình Chúa nhìn xuống Phêrô. Ánh mắt Thầy vẫn trìu mến thân thương như gởi đến ông sứ điệp: “Phêrô, sao con lại chối Ta. Ơn nghĩa Thầy trò ba năm gắn bó chẳng lẽ không còn một chút vương vẫn hay sao?”. Lại thêm tiếng gà gáy đêm khuya đã giúp lương tâm ông tỉnh ngộ và nhớ lại lời Thầy đã tiên báo: “trước khi gà gáy con đã chối Ta ba lần”. Phêrô lầm lũi ra khỏi pháp đình, nước mắt tuôn trào, tâm hồn trĩu nặng, một cái gì đó đã chết trong ông. Vâng, đã chết rồi, niềm tự hào, tự tin quá mức. Ông chỉ là cát bụi, ông biết mình chỉ là cát bụi, yếu hèn và rất dễ sa ngã. Mới hôm qua ông còn tuyên bố rằng: “dù mọi người bỏ Thầy, riêng con thì không bao giờ”. Thế mà, miệng gan hùm đã không còn khi đối diện trước nguy nan. Ông đã hèn nhát chối Thầy đến ba lần. Nhưng đêm hôm đó, một biến cố trọng đại đã "đổi mới" tâm hồn Phêrô. Lòng ăn năn bộc phát và lòng khiêm nhường chân thành đã biến Phêrô thành người thuyền trưởng trên con tàu Giáo hội.
Phaolô, sau lần ngã ngựa đớn đau bởi một luồng sáng chói loà hôm ấy. Mắt ông không còn thấy gì nữa, ông như kẻ bị mù trong ba ngày. Con mắt thể xác ông bị đóng lại, nhưng con mắt tâm hồn ông lại được sáng tỏ. Ông đã thấy Giêsu, người mà ông tưởng đã chết, thế mà, Người đã Sống lại thật, lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Người đang nói với ông: “Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm giết”. Bao lâu nay ông không tin có sự sống lại. Ông đang hăm hở tiêu diệt những ai loan báo về sự sống lại của một tử tội Giêsu. Giờ đây, ông đã tin. Sự sống của Chúa Phục sinh đã làm thay đổi cuộc đời của ông. Và kể từ nay, ông đã trở thành một tông đồ ra đi đổi mới cả thế giới.
Cuộc đời của mỗi người chúng ta đôi khi cũng có những yếu đuối, có những bước đi bị vấp té bởi cạm bẫy của tham sân si. Vì thế, có ai đó đã từng nói rằng: “lầm lỗi là của con người”, nhưng đứng lên làm lại cuộc đời đó là của “thánh nhân”. Thánh Phêrô và thánh Phaolô đã nhìn quá khứ như một hồng ân của Thiên Chúa dành cho các ngài. Chúa không trách phạt các ngài mà còn tin tưởng trao phó sứ mạng mở mang nước Chúa đến tận cùng trái đất. Với ơn trời cao cả đó, thánh Phaolô đã từng thốt lên: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng tin mừng”. Còn thánh Phêrô thì không còn sợ cường quyền ức hiệp, ngài đã mạnh dạn nói rằng: “phải nghe lời Thiên Chúa hơn là lời của con người”. Và hôm nay, Chúa vẫn không trách phạt chúng ta theo như chúng ta đáng tội, Ngài vẫn khoan dung tha thứ và hằng mời gọi chúng ta hãy làm lại cuộc đời, hãy dùng ơn Chúa để hoàn thiện mình và nhất là hãy nói về tình yêu Chúa cho anh em, cho bạn bè, cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ thân quen.
Ước gì cuộc đời các ngài soi sáng cho cuộc đời chúng ta để chúng ta không bao giờ thất vọng về lỗi lầm của mình, nhưng qua những yếu đuối bản thân, chúng ta càng nhận ra tình thương bao la của Chúa và cũng biết noi gương các ngài trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa giữa thế gian. Amen
Lm. Raphael Xuân Nguyên
Mừng
Lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô gợi ta nhớ đến sự yếu đuối của con
người. Sự yếu đuối ấy trước mặt Thiên Chúa xem ra đã trở thành nét đẹp
đáng yêu. Bản chất của sự yếu đuối khác xa tội lỗi. Con người yếu đuối
vì bản chất rất giới hạn cả thể xác lẫn tinh thần. Còn tội lỗi luôn là
kẻ thù của con người vì làm họ mất Chúa. Riêng kẻ phạm tội cùng lắm là
bị Chúa cảnh cáo, la rầy để giúp họ ăn năn trở về; và khi trở về thì
được Chúa yêu thương có khi còn hơn trước nữa. Cuộc đời và gương của hai
thánh tông đồ Phêrô và Phaolô cho thấy rõ điều đó.
Thánh Phêrô xuất thân là người chài lưới. Bản tính của ông nóng nảy, hăng hái và nhiệt thành, nhưng lại rất yếu đuối. Khi Chúa gọi, ông lập tức bỏ tất cả đi theo Ngài. Sau này có lúc chán chường nhung nhớ quá khứ, ông đã hỏi Chúa: chúng con đã theo thầy thì được gì bù lại! Khi Chúa bảo phải canh thức cầu nguyện kẻo sa vào cám dỗ phản bội, ông vội bào chữa và tuyên bố lớn tiếng: dù mọi người bỏ thầy, con đây cũng không bỏ thầy. Thế rồi khi thầy sắp bị bắt, ông đã tỉnh bơ ngủ vùi; và vào chính lúc thầy bị bắt, ông đã lo sợ chối thầy ba lần thẳng tay!... Phêrô có lẽ là người bị Chúa Giêsu mắng nhiều nhất trong nhóm mười hai, và lời mắng có lúc trở nên thật gay gắt: lần đầu bị mắng là quân yếu tin (Mt 14:31); lần hai bị mắng là kẻ u tối (Mt 15:16); lần ba bị quở là Satan khi cản Chúa thi hành sứ vụ cứu chuộc của Ngài(Mc 8:33). Nhưng dù bị mắng như thế, Phêrô vẫn được Chúa yêu và chọn làm đầu các tông đồ và hội thánh của Người sau khi ông trở lại. Sau này, với lòng mến Chúa sắt son, Phêrô đã thực sự sống khiêm tốn, can trường rao giảng Tin Mừng Phục Sinh của thầy, và chấp nhận chịu đóng đinh ngược để chứng minh đức tin và lòng mến Chúa của mình.
Thánh Phaolô thì xuất thân từ hàng trí thức: Ông là một thầy thông giáo Do Thái rất sùng đạo. Vì quá sùng đạo nên đã gia nhập đạo binh thẳng tay bắt bớ những người theo Đức Kitô mà ông cho là tà đạo. Khi bị Chúa dùng ánh sáng đánh ngã, ông đã khiêm tốn hỏi cho biết Chúa là ai và muốn được biết mình phải làm gì. Phaolô đã trở lại hiến trọn đời mình làm tông đồ rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô và mở mang Nước Người. Những lời Phaolô viết và rao giảng cho các dân ngoại đã trở thành Phúc âm ghi nhớ ngàn đời, mà chúng ta gọi là Phúc Âm Phaolô. Đời ông như ngọn lửa rực nóng tình mến Đức Kitô, Ngọn lửa ấy đã giúp ông băng ngàn sóng gío hãi hùng của biển cả bao la, đã đưa ông đối đầu với bao nguy hiểm của rắn độc, của những lần đắm tàu, của những trận ném đá, của những cơn bách hại, và sau cùng đã bị cắt rơi đầu vì danh Đức Kitô mà ông yêu mến, tôn thờ và chọn làm lẽ sống: Tôi sống, nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi.
Hai tấm gương của hai vị thánh cho thấy rõ Chúa rất thương người yếu đuối tội lỗi, nhất là khi họ trở về. Sự trở về là dấu cho thấy họ biết mình yếu đuối và cần đến Chúa. Chúa đâu nỡ bỏ những ai cần đến Ngài. Cuộc đời của hai vị thánh tông đồ nhắc chúng ta sự yếu đuối đáng yêu; nhưng cũng bảo chúng ta đừng bao giờ cố chấp ở lì trong tội, vì tội làm chúng ta mất Chúa, mà mất Chúa là mất tất cả.
Thánh Phêrô xuất thân là người chài lưới. Bản tính của ông nóng nảy, hăng hái và nhiệt thành, nhưng lại rất yếu đuối. Khi Chúa gọi, ông lập tức bỏ tất cả đi theo Ngài. Sau này có lúc chán chường nhung nhớ quá khứ, ông đã hỏi Chúa: chúng con đã theo thầy thì được gì bù lại! Khi Chúa bảo phải canh thức cầu nguyện kẻo sa vào cám dỗ phản bội, ông vội bào chữa và tuyên bố lớn tiếng: dù mọi người bỏ thầy, con đây cũng không bỏ thầy. Thế rồi khi thầy sắp bị bắt, ông đã tỉnh bơ ngủ vùi; và vào chính lúc thầy bị bắt, ông đã lo sợ chối thầy ba lần thẳng tay!... Phêrô có lẽ là người bị Chúa Giêsu mắng nhiều nhất trong nhóm mười hai, và lời mắng có lúc trở nên thật gay gắt: lần đầu bị mắng là quân yếu tin (Mt 14:31); lần hai bị mắng là kẻ u tối (Mt 15:16); lần ba bị quở là Satan khi cản Chúa thi hành sứ vụ cứu chuộc của Ngài(Mc 8:33). Nhưng dù bị mắng như thế, Phêrô vẫn được Chúa yêu và chọn làm đầu các tông đồ và hội thánh của Người sau khi ông trở lại. Sau này, với lòng mến Chúa sắt son, Phêrô đã thực sự sống khiêm tốn, can trường rao giảng Tin Mừng Phục Sinh của thầy, và chấp nhận chịu đóng đinh ngược để chứng minh đức tin và lòng mến Chúa của mình.
Thánh Phaolô thì xuất thân từ hàng trí thức: Ông là một thầy thông giáo Do Thái rất sùng đạo. Vì quá sùng đạo nên đã gia nhập đạo binh thẳng tay bắt bớ những người theo Đức Kitô mà ông cho là tà đạo. Khi bị Chúa dùng ánh sáng đánh ngã, ông đã khiêm tốn hỏi cho biết Chúa là ai và muốn được biết mình phải làm gì. Phaolô đã trở lại hiến trọn đời mình làm tông đồ rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô và mở mang Nước Người. Những lời Phaolô viết và rao giảng cho các dân ngoại đã trở thành Phúc âm ghi nhớ ngàn đời, mà chúng ta gọi là Phúc Âm Phaolô. Đời ông như ngọn lửa rực nóng tình mến Đức Kitô, Ngọn lửa ấy đã giúp ông băng ngàn sóng gío hãi hùng của biển cả bao la, đã đưa ông đối đầu với bao nguy hiểm của rắn độc, của những lần đắm tàu, của những trận ném đá, của những cơn bách hại, và sau cùng đã bị cắt rơi đầu vì danh Đức Kitô mà ông yêu mến, tôn thờ và chọn làm lẽ sống: Tôi sống, nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi.
Hai tấm gương của hai vị thánh cho thấy rõ Chúa rất thương người yếu đuối tội lỗi, nhất là khi họ trở về. Sự trở về là dấu cho thấy họ biết mình yếu đuối và cần đến Chúa. Chúa đâu nỡ bỏ những ai cần đến Ngài. Cuộc đời của hai vị thánh tông đồ nhắc chúng ta sự yếu đuối đáng yêu; nhưng cũng bảo chúng ta đừng bao giờ cố chấp ở lì trong tội, vì tội làm chúng ta mất Chúa, mà mất Chúa là mất tất cả.