+ Bài đọc 1 : Đnl 8,2-3.14-16.
Thiên Chúa đã cứu dân Israel ra khỏi ách
nô lệ của Ai cập, dẫn dắt họ suốt 40 năm trường trong sa mạc để vào đất hứa. Kết
thúc cuộc hành trình, trước khi tiến vào Đâát Hứa, ông Maisen khuyên bảo dân đừng
bao giờ quên những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho. Trong số những ơn lành Chúa đã
ban, dân Chúa hãy nhớ lại việc Thiên Chúa đã nuôi sống họ bằng cách ban manna từ
trời xuống và cũng làm cho nước từ tảng đá vọt ra để thỏa mãn cơn khát khao.
Nhưng đấy mới chỉ là thức ăn vật chất
nuôi phần xác thôi, còn cần phải có một thức ăn thiêng liêng khác là Lời Chúa và
Thánh Thể nuôi sống linh hồn loài người nữa.
+ Bài đọc 2 : 1Cr 1o,16-17.
Nhận thấy trong cộng đoàn tín hữu ở Côrintô
có sự bất hoà, chia rẽ, thánh Phaolô khuyên nhủ họ hãy đoàn kết lại, hiệp nhất
trong tình yêu thương. Ngài cho biết :
Thánh Thể chính là mối dây tuyệt hảo của sự hiệp nhất. Khi chúng ta hiệp thông
với Mình và Máu Chúa Kitô, cùng ăn một bánh, cùng uống một chén thì chúng ta cũng
phải thể hiện sự hiệp thông ấy ra trong đời sống cộng đoàn bằng cách phải hiệp
nhất với nhau. Cũng như chỉ có một tấm bánh, chúng ta tuy nhiều người cũng chỉ
là một thân thể.
+ Bài Tin mừng : Ga 6,51-58.
Dân chúng say mê nghe Chúa giảng, không nghĩ đến ăn
uống. Thấy họ đói, Chúa Giêsu đã nuôi sống họ bằng cách làm cho bánh hoá nhiều.
Dân chúng được ăn no nê thừa thãi thứ bánh vật chất mà Ngài vừa làm phép lạ cho
có nhiều. Bây giờ Chúa muốn đưa họ đến một thứ lương thực cao qúi hơn. Vì
thế, Ngài loan báo cho họ một thứ bánh khác. Bánh đó chính là Mình Máu Ngài, Bánh
hằng sống mang lại ơn cứu độ cho thế gian.
Chúa Giêsu đã khẳng định mặc dầu người
ta không hiểu cũng như không muốn hiểu :”Ta
là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời, và bánh Ta sẽ ban
tặng, chính là thịt Ta đây, để cho thế gian được sống... Ai ăn thịt và uống máu
Ta thì sẽ được sống muôn đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết”.
Truyện : Biến đổi trong Chúa.
Một người ngoại giáo hỏi người bạn Công giáo :
- Người Công giáo các bạn ăn Chúa Kitô
phải không ?
- Vâng, người Công giáo trả lời.
Người kia hỏi tiếp :
- Vậy sao các bạn không trở nên như Chúa
?
Một lát sau, khi đi ngang qua trại
heo, người Công giáo hỏi :
- Bạn có khi nào ăn thịt heo không ?
- Rất nhiều lần. Mà hỏi làm gì vậy ?
- Sao bạn chưa biến đổi thành heo ?
Đó là câu trả lời cứng cỏi nhưng kiến
hiệu cho câu hỏi cứng cỏi. Trong thực tế, chúng ta được biến đdổi trong Chúa cách
thiêng liêng nhờ sự rước lễ.
(GM Arthur
Tonne, Góp nhặt, tr 8-9)
Truyện : Hiện diện thực sự.
Một linh mục và một mục sư Tin lành ở
cùng một tỉnh thường nói chuyện với nhau nhiều về đạo. Thời gian trôi qua, mục
sư bắt đầu tin những chân lý của đạo Công giáo dần dần. Ông tin hết mọi chân lý, trừ có một – chân lý Chúa ngự thật trong
phép Thánh Thể. Chân lý duy nhất này ông không thể nào tin được. Ông vẫn nói
:”Nếu tôi có thể tin được rằng tôi rước lấy Chúa thực sự khi chịu lễ, thì chắc
là tôi sẽ hạnh phúc nhất trên đời ; nhưng xem chừng tôi không thể tin được”.
Ít lâu sau, vị mục sư đau nặng, Linh mục
đến thăm ông, nhưng ông mê man bất tỉnh. Qùi gối bên giường, linh mục cầu xin
Chúa ban cho mục sư tỉnh lại và lời cầu nguyện của ngài đã được Chúa nghe. Vị mục
sư hấp hối đó mỉm cười và xin được phép ngồi lên, tựa lưng vào gối. Ông có thể
tiếp tục nói, nhưng mắt ông nhìn chòng chọc vào cái gì ở chân giường. Ông chỉ
tay, nhưng vị linh mục không trông thấy gì cả.
Rồi người hấp hối cứ nhìn chòng
chọc và bỗng nhiên mặt ông tươi lên như hoa. Ông vừa thở hổn hển vừa phều phào
:”Hiện diện thực sự – Nếu tôi được biết kịp thời thì chắc tôi đã giảng cho toàn
thế giới chân lý này”. Nói rồi, ông nhắm
mắt thở hơi cuối cùng.
(W.J. Diamond, Đồng
cỏ non, 1968, tr 161-162)
Chúng ta may mắn vì được Chúa ban đức
tin ngay từ khi mới sinh. Những người khác thường phải chiến đấu lâu ngày lâu
tháng mới tin được những điều chúng ta không phải khó lòng gì mà đã tin.
Bí tích Thánh Thể là bí tích của tình
yêu. Dấu chỉ tuyệt diệu nhất của tình yêu
Thiên Chúa là sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa , Đấng cứu độ
duy nhất của chúng ta – nơi BÍ TÍCH THÁNH THỂ. “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình để những ai
tin vào Người thì không bị hư mất, nhưng được sống đời đời”(Ga 3,16). Thiên
Chúa yêu chúng ta nên đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu Kitô ; Chúa Giêsu Kitô yêu
chúng ta nên đã “Chấp nhận thân phận tôi đòi”(Phl 2,7), đã chịu nạn, chịu chết
và phục sinh vinh hiển để đem lại Sự sống cho chúng ta, Ngài còn “Ở lại cùng chúng
ta mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20) nơi Bí tích Thánh Thể ; tất cả chỉ vì yêu
chúng ta.
Lm
Giuse Đinh lập Liễm