Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho những ai góp công sức và vật chất cho sự Thăng Tiến của Giáo Xứ (thanhmartino.blogspot.com). "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìn thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho"

. DẠY CON Ở TUỔI MỚI LỚN NHƯ THẾ NÀO



Về tâm lý, tuổi từ 13- 16, đây là thời kỳ các em hình thành ý thức tự lập, thích làm theo ý mình và hay bất đồng với cha mẹ. Tính tự ái cũng là một đặc điểm lớn ở lứa tuổi này, vì thế các em rất dễ tổn thương khi bị mắng nặng lời, đôi khi dẫn đến hành động nông nổi. mà trong thời gian qua báo chí thường hay đăng tải những tự tử vì không chịu được nỗi oan cho rằng em ăn cắp tiền và cả lời mắng nặng nề của mẹ.
Bên cạnh sự phát triển về tâm lý, ở tuổi dậy thì các em cũng ham hiểu biết hơn, thu nhận nhiều thông tin tốt xấu lẫn lộn từ môi trường và qua các phương tiện truyền thông. Đó cũng là lý do nhiều em thường cho rằng mình hiện đại, biết nhiều hơn cả cha mẹ.
    Ngày nay, trẻ ở tuổi dậy thì biết nhiều hơn, nhưng không khôn hơn, thậm chí còn dại hơn những thế hệ trước đây. Bởi, các em chỉ biết có học và thừa hưởng thành quả của cha mẹ mà không có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Lao động là nhu cầu của con người đồng thời là cách giáo dục nhân cách tốt nhất, nhưng cha mẹ vì quá thương con, nghĩ rằng phải dành thời gian cho con học nên đã làm hết mọi việc gia đình.
Vì thế, các bậc phụ huynh đừng biến con em mình thành người tàn phế, hãy để các em làm việc và hãy khuyến khích thành quả của con. Tuyệt đối không được đem vật chất làm công cụ thưởng phạt mà phải làm sao để con em mình tự giác lao động. Khi tự tay làm việc, các em sẽ biết lo cho bản thân, quan tâm đến từng thành viên trong gia đình, dần dần, nhận thức sẽ chín chắn hơn.
        Cha mẹ nên tạo cơ hội cho con được thể hiện mình, đôi khi phải chấp nhận sự thất bại của nó để rồi nâng đỡ, giải thích cặn kẽ sự đúng sai. Không nên lo sợ con bị lôi kéo bởi đám bạn xấu mà ngăn cấm con kết bạn. Tóm lại, ở tuổi dậy thì, những suy nghĩ và hành động của các em thường có nhiều lệch lạc. Cha mẹ phải là người đồng hành, từng bước uốn nắn sai lệch của con bằng ngôn ngữ thân thiện của người cha, người mẹ, đừng vì nôn nóng mà đẩy con về thái cực đối lập với mình.